Saturday, September 21, 2013

Huyền Chíp phản biện: Những nghi ngờ của cộng đồng về "Nhật ký hành trình - Xách ba lô lên và đi" là "Xuyên Tạc và Vu Khống"

Trước những nghi ngờ của cộng đồng về nội dung tập 2 của cuốn Nhật Ký Hành Trình - Xách Ba Lô Lên và Đi, Huyền Chip đã lên tiếng trên Fanpage của mình là cô bị "Xuyên Tạc" và "Vu Khống". Cô ủy quyền cho một cơ quan để xử lý vụ việc này, tuy nhiên không nói rõ là cơ quan nào.

Nội dung nguyên văn trên Fanpage như sau: 

[Gửi mọi người,

Sẽ sớm có thông báo chính thức với đầy đủ chứng cớ phản bác các nghi vấn không có cơ sở, thậm chí xuyên tạc. Cũng đã uỷ quyền cho một cơ quan pháp lý xử lý những kẻ có hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân.

Trân trọng]


Huyen chip - facebook - xach ba lo len va di
Huyền Chíp lên tiếng trên Fanpage - Xách Ba Lô Lên Và Đi sau những nghi vấn của cộng đồng.
 >>> Bài viết liên quan: Cộng đồng nghi ngờ 'Xách balô lên và đi' của Huyền Chíp

 

Bài viết có tiêu đề: Nghi ngờ của cộng đồng về "Xách ba lô lên và đi" trên VnExpress bị xóa

Bài viết có tiêu đề: "Cộng đồng nghi ngờ 'Xách balô lên và đi" của Huyền Chíp trên báo VnExpress hiện ra ngay vị trí thứ 2 trên trang đầu tiên của Google tuy nhiên nó đã bị xóa sau đó, khi click vào link thì chuyển đến trang chủ VnExpress, không biết vì lý do gì??!!!


Link bài viết có tiêu đề "Nghi ngờ của cộng đồng về 'Xách ba lô lên và đi' bị xóa trên VnExpress bị xóa, tuy nhiên một số tờ báo mạng khác đã khôi phục lại được và đăng ngược trở lại.
Ảnh chụp từ Google.


Tuy nhiên một số tờ báo mạng sau đó đã khôi phục và copy lại được.
Bạn có thể xem lại toàn bộ bài viết này tại đây: >> Link bài viết về Nhật ký hành trình - Xách ba lô lên và đi của Huyền Chip bị VnExpress xóa:  Nghi ngờ của cộng đồng về "Xách ba lô lên và đi.

Cộng đồng nghi ngờ 'Xách balô lên và đi' của Huyền Chíp

Với vỏn vẹn 700 USD, Khánh Huyền đã du lịch 25 quốc gia ở châu Á, châu Phi. Trong 2 năm đi "phượt" (du lịch bụi), cô gái quê Nam Định đã học cách nấu nhiều món ăn, chèo thuyền, leo núi và tham gia đóng phim, viết báo... 

Cộng đồng mạng đang đặt ra nhiều câu hỏi về sự thật của những câu chuyện được kể trong cuốn sách “Xách balô lên và đi” của tác giả Huyền Chip, rằng đi qua 25 nước chỉ tốn 700 USD. Cuốn sách là những dòng nhật ký của cô gái trẻ, người đã đặt chân đến 25 nước trên thế giới với số tiền ban đầu chỉ có 700 USD. Trên đường đi, Huyền Chip tự kiếm việc làm thêm để có tiền sinh hoạt và mua vé máy bay đi tiếp. Tập 1 “Châu Á là nhà. Đừng khóc!” đã được ra mắt độc giả và tác giả đang chuẩn bị ra mắt tập 2 “Đừng chết ở châu Phi”. 

Thành viên có nickname Jay Gatsby trên một diễn đàn công nghệ phân tích: “Vấn đề đặt ra là Huyền Chip xin visa kiểu gì với 700 USD? Thường thì khi xin visa ở nhiều nước phải tốn phí, phải chứng minh được khả năng tài chính hoặc có người bảo lãnh, nếu tác giả thật sự được ai đó hỗ trợ thì cần nói rõ”. 

Cuốn sách được xuất bản năm 2012, nhưng khi tập 2 sắp ra mắt trong tháng 9 này thì cộng đồng mạng lại dấy lên tranh luận về sự thật trong những dòng tự sự của Huyền Chip. Nghi vấn mà dư luận đặt ra xoay quanh việc cuốn sách còn có nhiều điểm mơ hồ như chứng minh khả năng tài chính, xin visa, xin việc làm thêm... Chính bởi vậy, rất nhiều độc giả mong muốn tác giả chứng tỏ được “hành trình đi hơn 20 nước bắt đầu bằng 700 USD trong túi là có thật”. 

Huyền Chip (tên thật là Nguyễn Thị Khánh Huyền) năm nay 21 tuổi. Sau khi tốt nghiệp THPT chuyên Toán (ĐH Quốc gia Hà Nội), cô quyết định đi làm ngay mà không học đại học. Khi mệt mỏi với công việc tại Malaysia, cô nảy ra ý muốn du lịch một số nước. Với vỏn vẹn 700 USD, Khánh Huyền đã du lịch 25 quốc gia ở châu Á, châu Phi. Trong 2 năm đi "phượt" (du lịch bụi), cô gái quê Nam Định đã học cách nấu nhiều món ăn, chèo thuyền, leo núi và tham gia đóng phim, viết báo... 

huyen chip bi cong dong nghi van
Huyền Chíp bị cộng đồng nghi vấn. Bài viết này trên báo VnExpress, nó đã bị xóa sau đó, tuy nhiên một tờ báo khác đã nhanh tay copy lại được.


Facebooker Shimple Shrimp nhận định: “Đọc cuốn sách này thấy phi lý ngay từ tập 1. Theo tôi biết thì đi nước ngoài, mà ở đây là đi du lịch, thì với nhiều nước bạn phải chứng minh tài chính của mình không dưới 100 triệu (người ta lo sợ bạn sang bên đấy ở lại lao động lâu dài)”. 

Bên cạnh nghi vấn về việc xin visa của Huyền Chip, nhiều người còn cho rằng việc cô gái này kể lại quá trình xin việc làm thêm ở các nước là quá dễ dàng và “phi thực tế”. Trong cuốn sách, Huyền kể lại rằng cô luôn được thần may mắn ưu ái khi thời gian cư trú dưới 30 ngày mà luôn xin được việc để làm, thu nhập lại cao hơn cả dân bản xứ có bằng cấp hẳn hoi. Ví dụ như tại thành phố Dar es Salaam thuộc Tanzania (một nước châu Phi), nơi Huyền làm host tại Casino. 

Thành viên có nickname venatianmacao trên trang diễn đàn dành cho dân “phượt” nhận xét: “Nếu không phải là người bản xứ thì còn lâu casino mới cho làm dealer chia bài nhé, đừng nói là làm manager - vậy các bạn nghĩ một cô gái với visa du lịch được phép làm manager trong casino?”. 

“ Để xin việc trong sòng bài, người chia bài thường được học từ bé. Thí dụ như ởMacao, theo mình biết thì một số người dân được nuôi ăn học và được đào tạo chia bài để làm trong sòng bài. Như vậy có thể thấy sòng bài là nơi cần được đào tạo bài bản, host là người quản lý hoặc là người hướng dẫn chơi, cũng có thể là người dẫn chương trình tạp kỹ. Nhưng tất cả đều được đào tạo rõ ràng.” – độc giả có nickname chuottrang.ver2 chia sẻ. 

Một thành viên khác bình luận: “Với kinh nghiệm tìm việc làm thêm thời du học sinh, tôi bảo đảm không có chuyện tìm được việc ngay lập tức, nếu không có người quen giới thiệu và càng khó nếu không nói được tiếng bản địa”. Cuốn sách "Xách balô lên và đi" khá ăn khách, ngay khi ra đời nhiều độc giả đã ca ngợi rằng đây là một cuốn cẩm nang du lịch, rất nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ và muốn được đi du lịch như Huyền Chip. 

Một độc giả nickname Jun bày tỏ: "Bái phục em sát đất đấy! Với 700 USD mà em đi qua được 25 nước thì em đúng là "sư phụ" của dân phượt rồi. Sau chuyến này, chắc chắn em sẽ là một người con gái vô cùng rắn rỏi. Mình nghĩ những nước Huyền đi qua, việc xin visa không quá khó khăn đâu. Bạn ấy đâu có nhắc đến Mỹ hay Hàn Quốc đâu! Việc xin visa các nước này là rất khó vì họ yêu cầu gắt gao về giấy mời và chứng minh tài chính". 

Còn bây giờ, trước những nghi vấn đặt ra của cư dân mạng, tác giả Huyền Chip hiện vẫn chưa đưa ra bất cứ lời giải thích cụ thể nào. 

Tuy nhiên, trong một status mới cập nhật ngày 16/9 trên Facebook được cho là của Huyền Chip, chủ nhân đã lên tiếng: 

“Gửi mọi người, 

Sẽ sớm có thông báo chính thức với đầy đủ chứng cớ phản bác các nghi vấn không có cơ sở, thậm chí xuyên tạc. Cũng đã uỷ quyền cho một cơ quan pháp lý xử lý những kẻ có hành vi vu khống, bôi nhọ danh dự cá nhân. 

Trân trọng." 

Theo Vnexpress  
P/s: Bài viết này có nguồn từ VnExpress tuy nhiên đã bị xóa sau đó???!!!

Thông tin về Huyền Chip - tác giả của nhật ký hành trình: Xách ba lô lên và đi

Thông tin tác giả:
Huyền Chip tên thật là Nguyễn Thị Khánh Huyền, sinh năm 1990, quê ở Nam Định. Là học sinh chuyên toán Trường THPT Khoa học tự nhiên Hà Nội (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), Huyền tham gia viết bài, dịch sách từ khi chưa đầy 15 tuổi. Sau khi tốt nghiệp THPT, Huyền thực tập một thời gian ngắn ở Singapore, và chuyển sang Malaysia từ năm 19 tuổi. Chia sẻ về khả năng ngoại ngữ của mình, Huyền cho biết khi ở Việt Nam, cô tự học là chính. Cô cũng tranh thủ tìm bạn bè nước ngoài để luyện thêm. 

Huyen Chip
Huyền Chíp trong buổi ra mắt tập 2 cuốn Nhật Ký Hành Trình - Xách ba lô lên và đi đang bị nhiều độc giả nghi vấn.

Với Huyền, đi làm ở xứ người cũng là cách bạn học được nhiều và nhanh nhất. Hiện tại, Huyền đang làm công việc truyền thông ở một công ty tại TP.HCM. Cô dự định sẽ còn đi và đi nhiều hơn. Đất nước Huyền dự định đến sắp tới là Nam Phi. Để giúp nhiều bạn trẻ Việt Nam có những kinh nghiệm khi đi ra nước ngoài, nhất là khâu xin visa , Huyền dự định viết một cuốn hướng dẫn du lịch như Lonely Planet dành cho người Việt. Xách ba lô lên và đi là thành quả của dự định đáng quý ấy.

Liên kết:  
>> Tóm tắt nội dung Xách ba lô lên và đi - tập 1

>> Tóm tắt nội dung Xách ba lô lên và đi - tập 2



Tóm tắt nội dung Xách ba lô lên và đi - tập 2

Tóm tắt nội dung nhật ký hành trình Xách Ba Lô Lên Và Đi - Tập 2: Đừng Chết Ở Châu Phi!
“Những ai yêu mến Huyền Chip và theo dõi cuộc hành trình của châu Á của cô trong tập một “Xách ba lô lên và Đi” - “Châu Á là nhà. Đừng khóc !” có lẽ đã đủ kinh ngạc trước cái máu phiêu lưu của cô bạn nhỏ bé này. Đến tập hai, “Đừng chết ở châu Phi”, bạn đọc còn thấm thía hơn trước sự liều lĩnh của Chip. Chỉ có lòng can đảm lấp đầy trong ba lô, Chip hăng hái lên đường ngược xuôi châu Phi hoang dã.
Đi dọc châu Phi một mình mặc những lời cảnh báo từ anh bạn thân Asher, Huyền Chip trải qua cung đường nguy hiểm nhất, đối mặt với cô đơn cùng cục, với cái đói, khát và căn bệnh thế kỷ. Cô trải qua những khó khăn mà mình chưa bao giờ tưởng tượng ra, những thách thức đã trở thành nỗi ám ảnh: bị sáu tên cướp cầm dao dí vào cổ, dân địa phương dai dẳng đeo bám xin tiền… Tuy nhiên, những điều đó không hạ gục được cô bạn nhỏ bé này và châu Phi vẫn là nơi cô mang nợ. Trái tim ấm áp của con người châu Phi khiến tất cả của vùng đất này trở thành nỗi nhớ day dứt trong Huyền.
Với “Đừng chết  ở châu Phi”, Huyền Chip vẫn cho thấy sự đơn giản, chân thật trong cách viết. Sự thẳng thắn của của một kẻ ưa mạo hiểm pha lẫn chất lãng mạn giúp “Xách ba lô lên và Đi” có sức hút đặc biệt. Trải nghiệm của cô ở châu Phi sẽ thêm lửa cho những ai muốn vượt qua giới hạn của bản thân và bước ra ngoài thế giới để khám phá chính mình.”
---
Viết cho Bim, Hy vọng một ngày nào đó khi lớn lên, em sẽ hiểu điều chị muốn gửi gắm đến em qua quyển sách này.
Lời mở đầu
Với tôi việc viết cuốn sách này thật khó khăn. Không phải do sức nặng của từng câu từng chữ, không phải do thời gian quá bận rộn để không còn sức lực chú tâm mà mỗi khi nhớ lại những sự việc xảy ra ở châu Phi, cảm xúc hỗn độn trong tôi dồn dập trở về. Đôi khi, tôi muốn quay mặt đi để khóc và nhớ.
Châu Phi với tôi là một châu lục của những cảm xúc vô cùng mãnh liệt. Chưa bao giờ tôi thấy yếu đuối như ở châu Phi: cô đơn đến cùng cực, thể chất suy sụp, bị đói, bị bỏ rơi, ám ảnh với căn bệnh thế kỷ. Chưa bao giờ tôi thấy đơn độc như khi bị sáu thanh niên cầm dao dí vào cổ cướp hết đồ đạc mà xung quanh mọi người chỉ giương mắt nhìn. Chưa bao giờ tôi thấy tức giận như khi những hủ tục trọng nam khinh nữ vẫn đầy rẫy khắp nơi, quan niệm cho rằng người nước ngoài nào cũng là túi tiền di động luôn thường trực trong suy nghĩ của họ. Cũng chưa bao giờ tôi thấy muốn đấm vào mặt ai nhiều như khi người ta cứ khăng khăng bảo tôi là người Trung Quốc, khi đám đàn ông hỏi tôi giá bao nhiêu để cưới tôi làm vợ. Nhưng cũng chưa bao giờ trái tim tôi rung động mạnh như khi những anh chàng mặc áo rách nửa lưng rón rén xin được chạm vào tóc tôi vì lần đầu tiên được thấy tóc dài; những cô bé không nói được tiếng Anh, ú ớ chỉ vào đôi dép rách tôi đang đi, không ngần ngại ngồi bệt xuống đất giúp tôi khâu lại; những người dân làng gầy gò, ăn chẳng đủ no nhưng khi thấy tôi đói phải ăn lạc sống đã hốt hoảng chạy về nhà tìm xem có gì ăn được để mang hết ra cho tôi.
Con người châu Phi đơn giản và hoang dã, nhưng trái tim họ rất ấm áp.
Trong trái tim của tôi châu Phi luôn là một châu lục đặc biệt. Khi tôi ở đó, nó ăn mòn tâm trí tôi, khiến tôi phát điên lên. Nhưng khi đi rồi, tôi lại day dứt nhớ. Châu Phi dạy cho tôi cách chấp nhận: chấp nhận rằng văn hoá là khác biệt, chấp nhận rằng cuộc sống đôi khi rất bất công, chấp nhận rằng trong đời cũng có những lúc lực bất tòng tâm, chấp nhận rằng nếu mình không thể sống cuộc sống của người khác thì không được chỉ tay năm ngón phán xét đúng sai. Tình cảm của tôi với châu Phi không đơn giản chỉ là yêu và nhớ. Tôi mang nợ châu lục này, mang nợ con người nơi đây và tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm với họ. Đây là một châu lục bị hiểu nhầm.
Tôi hy vọng rằng cuốn sách này của tôi sẽ phần nào giúp mọi người có cái nhìn thực tế hơn về châu Phi.
xach ba lo len va di - tap 2
Bìa sách tập 2 - Nhật ký hành trình - Xách ba lô lên và đi - Đừng chết ở châu phi!

I HAVE A DREAM...
Ai sinh ra cũng mang trong mình một mơ ước. Những mơ ước thời thơ ấu vẫn cứ tồn tại mãi qua nhiều năm tháng cuộc đời. Và cho đến khi về với cát bụi, có nhiều ước mơ vẫn còn đó như sự vương vấn mà chúng ta để lại với cuộc sống này - một cuộc sống vốn dĩ rất tươi đẹp.
Khi bắt đầu đọc bản thảo tập hai của Xách ba lô lên và đi, tôi nhớ đến một câu nói của Martin Luther King: I have a dream... Những chặng đường mà Huyền Chip đã đi qua giống như hành trình đi đến với chính cốt lõi bản thân mình. Chip đi để đến gần hơn với sức chịu đựng của mình, đến gần hơn với những điều mình mong mỏi khám phá. Đôi khi tôi cảm tưởng như bạn đang hành xác để nhận thấy những điều mình có thật sự quý giá. Như một cuộc hành hương về thánh địa, cuối cùng bạn luôn đến đích. Và tôi đã say mê, đã miệt mài đọc để đồng hành cùng bạn. 
Tôi tưởng như chính mình dấn thân vào con đường nguy hiểm nhất châu Phi, đứng trước đồng cỏ với từng bầy hổ báo, hươu nai đang lao vào cuộc đấu tranh sinh tồn. Những làng mạc nghèo đói, những thành phố đổ nát, cướp biển, khủng bố, chiến tranh dường như chưa bao giờ khỏa lấp được hình ảnh một châu Phi xinh đẹp và hình ảnh Chip lẫn vào trong đó, luôn ấn tượng hơn bao giờ hết. Lúc đó tôi đã có suy nghĩ rằng tại sao tôi không thử đi một lần để ngắm nhìn thế giới. Như một đứa trẻ học vần, lần đầu tiên tôi thấy mình muốn làm theo một ai đó và một việc người khác đã làm khiến tôi thấy thú vị đến nỗi cũng muốn làm theo.
Chip tự nhận mình không phải là nhà văn và không bao giờ muốn dùng những từ đao to búa lớn. Bạn đơn giản chỉ là đang ghi lại những gì trên những con đường bạn đã đi qua. Nhưng chính lối nghĩ mộc mạc ấy đã khiến văn phong của Huyền Chip cuốn hút một cách đặc biệt. Những đoạn đối thoại ngây ngô với người bản xứ, những tình huống dở khóc dở cười, hiểm nguy trước mặt mà cứ như một trò game dã chiến. Tất cả những điều đó khiến Xách ba lô lên và đi 2 có một sức hấp dẫn khó cưỡng lại được.
Tôi nghĩ rằng, độc giả sẽ tìm thấy niềm say mê rất lớn ở cuốn sách này. Và, nó cũng sẽ trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ khác thực hiện những điều mà mình chưa dám làm vì còn e ngại. Đối với riêng tôi, biên tập cuốn sách này là một hành trình nho nhỏ qua từng câu chữ để đem đến cho bạn đọc một châu Phi thú vị, một Huyền Chip chưa bao giờ hết thú vị. Cuốn sách sẽ nằm trong tay bạn, đó là niềm hạnh phúc rất lớn của tôi và những người đã góp phần hoàn thành cuốn sách này.

>>> Xem thêm:  Tóm tắt nội dung Xách ba lô lên và đi - tập 1 - Châu Á là nhà. Đừng khóc!

Tóm tắt nội dung Xách ba lô lên và đi - tập 1

Tóm tắt nội dung tập 1 của nhật ký hành trình Xách ba lô lên và đi:

Xách ba lô lên và đi - Tập 1: Châu Á là nhà, đừng khóc!

Những bước chân đầu tiên trong hành trình khám phá các vùng đất, con người trên thế giới của Huyền Chip đã đặt tới một số quốc gia châu Á năng động và mang trong mình nhiều nét văn hóa, lịch sử hấp dẫn du khách. Châu Á là nhà, đừng khóc! dễ khiến độc giả mủi lòng, thêm yêu quý tác giả nhưng đó không phải là vấn đề chính. Những khó khăn, vướng mắc từ những ngày lưu trú trên đất bạn đã tiếp thêm cho Huyền Chip sự tự tin nhất định. Đã có quyết tâm thì dù đặt chân đến đâu, con người cũng có thể sống tốt. Không những thế mà còn dành nhiều thời gian để quan sát, tận hưởng từng giây phút một mà cuộc sống, thiên nhiên ưu đãi ban tặng. 
”... Tháng 5 năm 2010, tôi đang ở Malaysia làm một công việc mà ai cũng nghĩ là công việc trong mơ. Quả thực, công việc, đồng nghiệp, môi trường làm việc, tất cả đều rất tốt, nhưng chỉ một vấn đề duy nhất là tôi và sếp thường bất đồng ý kiến với nhau. Một lần quá mệt mỏi, tôi quyết định đi sang Brunei chơi cho khuây khỏa. Lúc đó, ý định làm chuyến đi lâu thật lâu đã bắt đầu nhen nhóm, nhưng tôi không biết sẽ đi như thế nào. Tôi tính nếu bây giờ tôi nghỉ việc, lĩnh lương khoảng 1500$ chắc cũng đủ đi vài tháng, có máy tính rồi từ từ kiếm việc gì đó làm online. Nhưng tôi quên mất là laptop tôi đang dùng là laptop của công ty, nghỉ việc thì tôi cũng không còn máy. Thế là tôi đành ngậm ngùi bỏ tiền mua một cái netbook nhỏ nhỏ, cấu hình yếu yếu nhưng đủ để viết và lướt web. Máy ảnh tôi bị mất trước đó mấy tháng nên cũng phải mua máy mới. Vèo một phát, số tiền còn lại của tôi chỉ còn khoảng 700, 800$. Tôi tặc lưỡi, thôi đi bừa, cùng lắm là lại về Malaysia. Tôi đặt vé khứ hồi vì thực sự tôi vẫn không nghĩ là mình sẽ đi được. Phòng trọ tôi cũng không trả chủ nhà mà vẫn để đồ đạc ở đấy, tin chắc chắn rằng mình sẽ quay lại Malaysia...” (Đi bừa đi)
Những trang viết của Huyền Chip trong Xách ba lô lên và đi (T1): Châu Á là nhà, đừng khóc! gây ấn tượng ban đầu bởi vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi, thậm chí là có một chút ngang bướng, bất cần. Song, đó có vẻ là cách cô gái trẻ của chúng ta tự an ủi và tự tạo thêm động lực cho chính mình để tiếp tục chặng đường quá nhiều thú vị đang chờ phía trước. Mỗi câu chuyện, Huyền Chip đưa độc giả qua một không gian khác nhau, với chiều cao của những lạ lẫm, chiều rộng của những bỡ ngỡ và chiều sâu của nhiều tầng cảm xúc lẫn lộn... Khó có thể phân biệt đâu là lúc cô đang viết, đâu là khi cô đang trò chuyện thân tình như giữa những người bạn với nhau...
”... Thử thách của tôi bây giờ là làm sao tìm được đường đến siêu thị Gadong. Nói thêm một chút về Brunei. Vương quốc này chắc chắn không dành cho khách du lịch. Ai cũng có xe riêng, lái xe riêng nên không ai dùng xe buýt, taxi. Hệ thống xe buýt bên này vô cùng khó đoán, còn taxi thì cả nước chỉ có trên dưới 40 chiếc, nằm chủ yếu ở sân bay. Mà giả sử tôi có may mắn tìm được taxi thì cũng chẳng đủ tiền trả bởi giá vô cùng đắt đỏ. Tôi tìm mấy nhân viên siêu thị hỏi đường thì không ai nói được tiếng Anh. Tôi quyết tâm đi bộ rồi hỏi đường dần dần. Nhưng rồi tôi nhanh chóng nhận ra mình là người duy nhất đi bộ trên đường. Người Brunei không có thói quen đi bộ, đi từ đường bên này sang bên kia cũng lái xe. Bí quá không biết làm thế nào, tôi giơ tay ra muốn dừng xe lại để hỏi đường. Lái xe đều nhìn tôi lắc đầu. Aaaaa, tôi chỉ muốn hỏi đường thôi mà, ai thèm đi nhờ xe! Trời nắng chang chang, cái ba-lô 10kg trên lưng tôi bắt đầu làm mình làm mẩy. Lưng tôi ướt sũng mồ hôi. Đi bộ được hơn một tiếng, tôi nản quá bỏ luôn ý định dừng xe thì bất chợt một chiếc xe đỗ xịch lại trước mặt. Anh chàng không nói được tiếng Anh, tôi bập bẹ duy nhất từ Gadong Gadong. Anh chàng ra dấu hiệu cho tôi lên xe đi...” (Không khóc ở Brunei)
Ngoài việc đây là một cuốn cẩm nang du lịch đích thực mà Huyền Chip dành tặng đến tất cả bạn trẻ, tập sách dày gần 500 trang này còn là nguồn cổ vũ tinh thần vô cùng to lớn mà tác giả muốn dùng chính bản thân mình với những trải nghiệm cực đáng nhớ kia để bảo chứng. Vậy thì còn ngần ngại gì nữa mà không Xách ba lô lên và đi? 
 
Huyen Chip - Xach ba lo len va di
Huyền Chíp - Tác giả cuốn nhật ký hành trình" Xách ba lô lên và đi" đang bị cộng đồng mạng nghi vấn - Ảnh: VnExpress

Thông tin thêm
Kinh phí để thực hiện tất cả 15 chuyến đi được Huyền Chip kể lại trong cuốn Xách ba lô lên và đi chỉ vỏn vẹn 700 USD. Sách đã được phát hành vào ngày 24/09/2012, bao gồm cả phụ lục ảnh. Nhân dịp tác phẩm chính thức ra mắt, Lazada Việt Nam cũng đã hân hạnh phối hợp cùng Trung Nguyên Coffee tổ chức buổi giao lưu, kí tặng sách & tọa đàm với chủ đề “Dặm đường & trái tim”.

Giới thiệu về Xách ba lô lên và đi

Giới thiệu tóm tắt về Xách ba lô lên và đi:

Bước chân của Huyền khởi đầu cho trào lưu mới trong giới trẻ Việt: Khát khao vươn ra thế giới, đi và trải nghiệm. Cô bé quyết chí làm “Ta ba lô” không chỉ để thỏa mãn khát khao khám phá, trưởng thành mà còn đem hình ảnh, văn hóa Việt Nam đến với bạn bè năm châu. Nhưng không phải ai cũng có bản lĩnh để đi như Huyền. Điều thú vị toát ra từ con người Huyền nằm trong sự khác biệt và dám khác biệt. Cô bé ấy dường như đứng ngoài khuôn mẫu thông thường của một nhân vật quan trọng. 

nghi van xach ba lo len va di
Theo như tựa sách thì đây là cuốn nhật ký hành trình.

Bạn đã bao giờ ước mình sẽ đi vòng quanh thế giới chưa, chắc là có rồi. Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, chắc hẳn đã từng 1 lần đã nghĩ “viển vông” như thế, nhưng cái điều bạn nghĩ đến đầu tiên là phải có tiền, bởi đi nhiều như thế thì cần rất nhiều tiền, rồi thì sau đó sẽ không dám nghĩ đến nữa. Nhưng Huyền đã đi mà chỉ có 700usd thôi. Chính những thiếu thốn đó đã thôi thúc Huyền lên đường, cô bé không “đợi đủ đầy để đi”. Đó dường như là điều đặc biệt nhất ở cô bạn 9x Huyền Chip. 

Sau khi được báo chí rầm rộ về chuyến đi “ngông” của mình, Huyền bỗng trở nên nổi tiếng, nhiều nhà xuất bản đã tìm đến Huyền để đặt hàng em viết sách. “Xách ba lô lên và đi” đã ra đời đơn giản như thế. Nhưng để có được những trang viết, những sự kiện xuất hiện như trên sách thì không phải là điều đơn giản. Huyền nói: “động lực khiến tôi lao vào viết ngay quyển sách này không gì khác ngoài việc tôi muốn truyền cảm hứng khám phá, phiêu lưu mạo hiểm đến những bạn trẻ, hãy mạnh dạn vác ba lô đến những vùng đất xa xôi mà bạn chưa một lần được đặt chân đến”. Sách được nhà xuất bản Văn Học phát hành vào cuối tháng 9/2012. Trần Sáng 

Nguồn: Khám phá Lý Sơn